Tổ Chức Lễ Động Thổ Chuyên Nghiệp: Kịch Bản, Quy Trình

5/5 - (2 bình chọn)

Tổ Chức Lễ Động Thổ Là Gì?

Lễ động thổ là một nghi thức quan trọng trong các dự án xây dựng, được tổ chức trước khi bắt đầu thi công để cầu chúc sự may mắn, thuận lợi và an toàn trong quá trình thực hiện. Đây là một phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt ở các quốc gia Á Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nơi mà yếu tố tâm linh và văn hóa đóng vai trò quan trọng.

Lễ động thổ là nghi thức thờ cúng thần linh, thổ địa và tổ tiên của gia chủ nhằm thông báo về việc chính thức tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Đây là một phần không thể thiếu trong quy trình xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án lớn. Lễ động thổ không chỉ thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần mà còn mang lại may mắn và thuận lợi cho quá trình thi công.

Sự Khác Biệt Giữa Lễ Khởi Công và Lễ Động Thổ

Mặc dù lễ khởi công và lễ động thổ thường được nhắc đến cùng nhau, nhưng chúng có những điểm khác biệt rõ rệt. Lễ khởi công thường được tổ chức khi một dự án chính thức bắt đầu, trong khi lễ động thổ mang tính chất tâm linh hơn, nhằm xin phép các vị thần linh trước khi bắt đầu xây dựng. Lễ động thổ có thể được coi là bước chuẩn bị tinh thần cho cả đội ngũ thi công.

Tại Sao Cần Tổ Chức Lễ Động Thổ?

Tạo Dựng Thương Hiệu

Việc tổ chức lễ động thổ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn giúp doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Một buổi lễ được tổ chức trang trọng sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng và đối tác, từ đó thu hút sự chú ý và đầu tư cho dự án.

Kết Nối Các Bên Liên Quan

Lễ động thổ cũng là dịp để kết nối các bên liên quan như nhà đầu tư, khách hàng và cộng đồng. Đây là cơ hội để các bên cùng nhau chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn cho dự án, tạo ra sự đồng thuận trong quá trình thực hiện.

Hiểu về lễ khởi công, lễ động thổ như thế nào cho đúng.

Đối với người phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng. Tâm linh luôn là một yếu tố quan trọng khi bắt đầu một việc lớn nào đó. Như là xây một ngôi nhà, một công trình kiến trúc,… Từ ngày xưa, ông cha ta luôn quan niệm, trước khi được xây dựng cần phải cúng kiến thờ bái. Cầu cho mọi sự đều tốt lành êm ấm, phù hộ làm ăn phát tài, ăn nên làm ra. Nên cần phải tuân theo những nghi thức về mặt phong thủy. Nổi bật nhất có thể kể đến đó là lễ khởi công và lễ động thổ.

Vì hiện nay các doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian và công sức. Nên thường có xu hướng tổ chức lễ khởi công – Lễ động thổ chung một thời điểm. Chính vì lẽ đó mà có rất nhiều khách hàng vẫn thường hay nhầm lẫn hai lễ này là một.

Lễ động Thổ

Điểm giống nhau giữa lễ động thổ và lễ khởi công

Cả hai nghi thức này đều là sự cầu mong thuận lợi, mang lại may mắn cho gia chủ. Từ lúc tiến hành xây dựng công trình cho đến khi vào ở và an cư lạc nghiệp về sau. Ngoài ra, dù hai nghi lễ này đều mang tính chất tâm linh.

Tuy nhiên về mặt pháp luật và chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội. Thì hai nghi lễ này cũng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Điều 89 & Điều 107 trong bộ Luật xây dựng năm 2014 có quy định chi tiết về điều kiện để tiến hành khởi công công trình như sau:

– Chủ đầu tư hay gia chủ phải có giấy phép xây dựng hợp lệ.

– Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình.

– Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

– Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

Như vậy, phải đáp ứng được các điều kiện của pháp luật. Thì quý doanh nghiệp mới có thể tổ chức khởi công diễn ra một cách hợp pháp, đúng quy định của nhà nước. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu công trình của chủ đầu tư không được cấp phép xây dựng; thì cũng không cần phải tiến hành lễ động thổ.

Điểm khác nhau giữa lễ động thổ và lễ khởi công

Lễ động thổ

Quan niệm tâm linh cho rằng, trên mỗi mảnh đất thì đều thuộc sự cai quản của thần Thổ Địa. Do đó, công việc xây dựng ồn ào, huyên náo; làm xáo trộn vị trí đất khi phải xúc, đào bới đất sẽ làm phiền đến thần linh ở nơi này. Vì thế lễ động thổ là nghi lễ để xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Mong rằng các vị thần linh sẽ phù hộ cho quá trình xây dựng được thuận lợi. Cũng như khi chuyển về nhà mới con người được an cư lạc nghiệp, sống vui vẻ, hạnh phúc.

Lễ khởi công

Về lễ khởi công được xem như là một nghi lễ để kính cáo với các vong linh, tổ nghề của mỗi đơn vị thi công để mong các ngài phù hộ. Đối với các công trình khi phải thực hiện nhiều công đoạn đến đất đai như: phá dỡ, ép cọc nhà, làm móng,… Và do các đơn vị khác nhau đều cần phải thực hiện nghi lễ này. Để cầu mong cho công việc của mình diễn ra thuận lợi; không gặp trở ngại nào.

Như vậy có thể thấy điểm khác nhau căn bản giữa khởi công và động thổ là về mục đích. Có những công trình sẽ kết hợp tính chất của cả hai lễ khởi công và lễ động thổ. Hiện nay trên thị trường có các công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, uy tín. Giúp cho quý doanh nghiệp có thể tổ chức lễ động thổ hay lễ khởi công thành công mỹ mãn.

Và hơn hết, điều tối kỵ nhất chính là ngày tổ chức sự kiện, mọi việc có diễn ra đúng như kịch bản, kế hoạch ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra hay không. Trong công tác tổ chức lễ khởi công, lễ động thổ có bị trục trặc ở khâu nào hay không.

Ví dụ: Lãnh đạo công ty đang phát biểu thì hệ thống âm thanh bị trục trặc, nguồn điện chạy không ổn định … dẫn đến tình trạng chương trình bị gián đoạn. Đó có thể xem như một điềm báo không suông sẽ, không thuận lợi mà không chủ đầu tư nào mong muốn gặp phải.

Ngoài việc trục trặc sự cố như trên còn hàng chục lý do, nguyên nhân khác nhau nữa sẽ có thể dẫn đến nguy cơ là chương trình sẽ không diễn ra trôi chảy. Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của công ty tổ chức sự kiện. Nếu bạn được một công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp thực hiện, họ có một quá trình rất dài và đã tổ chức rất nhiều lễ khởi công và họ biết cách phải làm như thế nào để chương trình của bạn được diễn ra một cách tốt nhất.

Trong số những công ty thuộc TOP đầu trong lĩnh vực tổ chức sự kiện tại Tp.HCM và Hà Nội hiện nay có thế mạnh về lĩnh vực tổ chức lễ khởi công, động thổ chính là công ty Tổ chức sự kiện VietSky. Công ty có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện và hàng năm tổ chức trên 100 sự kiện lễ khởi công, động thổ trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Một số loại hình tổ chức lễ động thổ thường gặp

  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng nhà máy, công trình
  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng tòa nhà
  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng siêu thị
  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng trường học
  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng bệnh viện
  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng khách sạn
  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng trung tâm thương mại
  • Tổ chức lễ động thổ xây dựng dự án xây dựng cầu, đường, cơ sở hạ tầng

 

Cách Viết Proposal Cho Buổi Lễ Động Thổ

Proposal là thứ mà không nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp nào hiện nay không biết đến, có thể nói proposal là thứ mang tính quyết định đến việc một đơn vị có được lựa chọn làm người tổ chức sự kiện hay không. Proposal bao gồm tất cả những thứ như thiết kế, dự đoán và cách mà đơn vị sẽ tổ chức sự kiện và chúng sẽ được gửi đến tay chủ đầu tư để thuyết phục hộ sử dụng dịch vụ của đơn vị.

Vậy một Proposal về cơ bản sẽ được viết như thế nào và nó bao gồm những gì? Trong bài viết dưới đây công ty sự kiện VietSky sẽ gửi đến bạn các bước để viết một Proposal chuyên nghiệp, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé:

Cấu Trúc Của Một Proposal Event

Về cơ bản, với bất cứ một sự kiện nào dù lớn hay nhỏ thì proposal của nó cũng cần bao gồm 4 phần cơ bản

– Phần 1: Giới thiệu ( thông tin tóm tắt về sự kiện)

– Phần 2: Đặt khách hàng làm trung tâm

– Phần 3: Diễn tả chi tiết về những gì bạn đề xuất với khách hàng

– Phần 4: Chuyên môn cùng kinh nghiệm của bạn

>> THAM KHẢO: Cách Viết Proposal Tổ Chức Sự Kiện Chuyên Nghiệp 

Để Tổ Chức Lễ Động Thổ Cần Chuẩn Bị Những Gì?

Vậy khi tổ chức lễ động thổ cần chuẩn bị những gì để đảm bảo buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp? Vật dụng công cụ cho nghi thức: lễ khởi công, lễ  động thổ là một sự kiện đòi hỏi sự cẩn thận kỹ lưỡng trong việc tổ chức các khâu nghi thức nghi lễ trang trọng, do đó việc chuẩn bị các công cụ vật dụng cần thiết để phục vụ các nghi thức đó là điều không thể xem nhẹ. Trong phần nghi lễ quan trọng nhất là nghi thức xúc cát cần có hộc cát, xẻng, mũ bảo hộ, bao tay,… Những vật dụng này chỉ mang tính hình thức thể hiện sự trang trọng và cẩn thận cho quá trình xây dựng công trình.

Bản thiết kế chi tiết: Mỗi khâu trong sự kiện lễ động thổ luôn cần đến những bản thiết kế chi tiết các hạng mục như layout bố trí, sân khấu, backdrop, banner, thảm trải, bàn ghế, nhà bạt, cổng chào… Đây chính là nền tảng để nhân sự tiến hành thi công thực hiện chuẩn bị cho sự kiện, do đó cần phải có bản thiết kế chi tiết dựa trên các yêu cầu từ phía khách hàng như màu sắc, kích cỡ, số lượng để người giám sát dễ nắm bắt để điều phối hướng dẫn.

Theo kinh nghiệm từng tổ chức nhiều lễ khởi công, động thổ tại Việt Nam, Công ty tổ chức sự kiện VietSky xin đưa ra đây bảng danh mục các hạng mục trang thiết bị và nhân sự thường hay sử dụng để khách hàng tham khảo. Các hạng mục này có thể thay đổi tăng hoặc giảm số lượng tuỳ theo yêu cầu và khả năng kinh tế của khách hàng.

Lễ động Thổ

Các hạng mục sẽ được chúng tôi phân ra theo từng cụm để khách hàng tiện theo dõi

A. Hạng Mục Trang Thiết Bị

1. Khu vực bên ngoài

– Phướn treo chào mừng xung quanh các tuyến đường dẫn vào khu vực tổ chức sự kiện

– Cờ chiếu nhiều màu: cắm hai bên đường dẫn vào khu vực tổ chức sự kiện

– Cổng chào: Cổng hơi dán decan hoặc cổng khung 3D ( khung sắt ốp Foam dán decan theo thiết kế riêng)

– Ballet trải sàn, thảm đỏ trải lối đi, trụ barie căng dây nhung đỏ căng 2 bên lối dẫn khách vào nhà lễ tân

– Lãng hoa tươi chúc mừng, chậu cây xanh trang trí

– Standy chào mừng

2. Khu vực nhà Lễ tân

– Nhà bạt không gian + trang trí trần nhà bằng laphong vải ( màu sắc theo chủ đề sự kiện)

– Rèm vải trang trí 2 bên ( màu sắc theo chủ đề sự kiện)

– Khung tam giác chào mừng ( treo trước nhà lễ tân)

– Trang trí quấn cột ( màu sắc theo chủ đề sự kiện)

– Quạt công nghiệp hoặc quạt hơi nước làm mát

– Ballet trải sàn + thảm đỏ trải sàn

– Bàn lễ tân + hoa cài áo khách mời

– Backdrop chụp hình ( photobooth)

>>” Tham khảo: Dịch vụ Cho thuê thiết bị tổ chức sự kiện chuyên nghiệp” 

3. Khu vực nhà lễ chính

– Nhà bạt không gian + trang trí trần nhà bằng laphong vải ( màu sắc theo chủ đề sự kiện)

– Rèm vải trang trí 2 bên ( màu sắc theo chủ đề sự kiện)

– Trang trí quấn cột ( màu sắc theo chủ đề sự kiện)

– Quạt công nghiệp hoặc quạt hơi nước làm mát

– Ballet trải sàn + thảm đỏ trải sàn

– Sân khấu chính + backdrop sân khấu, bục phát biểu

– Hệ thống âm thanh, ánh sáng

– Bàn khách VIP, ghế khách VIP, bảng tên khách VIP, hoa bàn khách VIP

– Ghế khách mời

– Bộ nghi thức khởi công: Hộc cát, xẻng, nón, bao tay …

– Máy bắn pháo kim tuyến + pháo sáng

– Bàn dài setup tiệc teabreak + bàn bar đứng

B. Hạng Mục Nhân Sự

– MC dẫn chương trình

– PG lễ tân + áo dài

– Đội lân sư rồng: thông thường là 8 trống + 4 lân + thần tài + ông địa

– Ca sỹ hát khai mạc chương trình + vũ đoàn múa minh hoạ

– Chụp hình sự kiện + quay phim sự kiện

– Kỹ thuật viên điều khiển hệ thống âm thanh, ánh sáng, LED

– Đạo diễn, điều phối sự kiện.

– Hậu cần hỗ trợ chạy chương trình …

Kịch Bản Tổ Chức Lễ Động Thổ.

Lễ động thổ là buổi lễ quan trọng của công ty, doanh nghiệp, khởi đầu cho tương lai, sự thành công phát triển. Thấu hiểu được tầm quan trọng đó, Công ty tổ chức sự kiện VietSky hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn về kịch bản chi tiết cho một buổi lễ động thổ giúp bạn có một sự kiện thành công, thuận lợi, may mắn.

Kịch bản chi tiết cho một buổi lễ động thổ

         1. Đón tiếp khách mời

Đội lân trống sẽ múa đón khách từ khu vực cổng chào

Hệ thống âm thanh mở nhạc có lời vui tươi để tạo không khí hoặc mở VIDEO giới thiệu về dự án trên màn hình LED ( nếu có LED)

Đại diện công ty ( thông thường là công ty của chủ đầu tư và công ty tổng thầu xây dựng) sẽ chào đón khách tại bàn đăng ký

PG lễ tân hướng dẫn khách vào bàn đăng ký: Checkin khách, cài hoa cho khách, mời khách chụp ảnh cùng đại diện chủ đầu tư và công ty tổng thầu tại Photobooth sau đó mời khách dùng tiệc teabreak đầu giờ trong lúc chờ trương trình bắt đầu

        2. Ổn định và khai mạc

MC ổn định khách mời 2 lần ( đọc Off Voice) trước khi chương trình bắt đầu 5 phút

Mc giới thiệu tiết mục khai mạc: thông thường tiết mục khai mạc sẽ do công ty khách hàng quyết định, công ty sự kiện sẽ đứng ở vị trí tư vấn chuyên môn. Các tiết mục mở màn hay dùng là:

        – Múa tương tác LED ( nếu có màn hình LED),

        – Múa trống hội ( 8 trống, 10 trống, 12 trống hoặc 16 trống) sau đó múa 2 lân hoặc 4 lân ( thả liễng)

         – Ca sỹ hát + múa minh hoạ

MC bước ra giới thiệu lý do tổ chức sự kiện, thông tin về dự án, thông tin về thành phần khách mời tham dự ( khách VIP, lãnh đạo chính quyền địa phương, lãnh đạo công ty, khách mời VIP …)

3. Phát biểu của chủ đầu tư và khách mời VIP

MC mời lãnh đạo công ty phát biểu: ( bài phát biểu được lãnh đạo công ty chuẩn bị trước khoảng 5 – 10 phút)

Khi lãnh đạo công ty đi lên phát biểu và đi xuống sau khi phát biểu xong sẽ có nhạc chào mừng.

MC mời lãnh đạo địa phương phát biểu: ( bài phát biểu được lãnh đạo địa phương chuẩn bị trước khoảng 5 – 10 phút)

Khi lãnh đạo địa phương đi lên phát biểu và đi xuống sau khi phát biểu xong sẽ có nhạc chào mừng.

MC mời lãnh đạo công ty tổng thầu phát biểu: ( bài phát biểu được lãnh đạo công ty tổng thầu chuẩn bị trước khoảng 5 – 10 phút)

Khi lãnh đạo công ty tổng thầu đi lên phát biểu và đi xuống sau khi phát biểu xong sẽ có nhạc chào mừng.

4. Nghi thức khởi công, động thổ

Quay phim, chụp ảnh tập trung quanh khu vực diễn ra sự kiện

Đội PG lễ tân chuẩn bị mâm bưng nón, bao tay mời khách VIP đội nón và mang bao tay chuẩn bị làm nghi thức.

MC mời đại diện quan trọng của công ty các vị khách VIP có tên trong danh sách được xướng tên tiến lên khu vực thực hiện nghi thức để làm nghi thức động thổ.

Nhạc chào mừng khi các đại biểu bước vào vị trí hộc xúc cát hoặc bục nhấn nút

MC đứng tại sân khấu làm lễ, mời các vị khách VIP đang đứng trước hộc cát hoặc bục nhấn nút chuẩn bị cầm xẻng lên hoặc đặt tay lên nút bấm chuẩn bị làm nghi thức khởi công.

Đội lân đứng phía sau ( đứng nhô lên cao và chia đều khoảng cách) tạo đội hình đẹp để có khung ảnh đẹp.

Các xe công trình chuẩn bị nổ máy và thực hiện nghi thức khởi động ( cào đất, bấm còi … tạo không khí rộn ràng để bắt đầu xây dựng công trình.

MC sẽ đếm ngược 3…2….1…… BẮT ĐẦU KHỞI CÔNG.

Các đại biểu sẽ xúc cát ( hoặc nhấn nút) nhạc nền sôi động, âm thanh trống lân, pháo kim tuyến, pháo sáng cùng phối hợp tạo không khí tưng bừng trong khoảnh khắc quan trọng khi các vị đại biểu thực hiện nghi thức động thổ.

Sau khi thực hiện nghi thức khởi công MC sẽ mời các vị khách VIP nán lại khu vực sân khấu để lưu lại 1 bức ảnh kỷ niệm.

Sau đó MC mời tất cả các vị khách mời tiến lên chụp ảnh cùng các vị khách VIP.

Sau phần chụp ảnh thì MC tuyên bố chương trình diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc tại đây

MC mời khách di chuyển sang nhà hàng gần đó để dự tiệc chiêu đãi

Đội ngũ PG lễ tân xếp thành 2 hàng phía trước khu vực checkin để tặng quà và chào khách ra về.

Những Rủi Ro Cần Lưu Ý Khi Tổ Chức Lễ Động Thổ

Khi tổ chức lễ động thổ, có một số rủi ro mà bạn cần lưu ý:

Rủi Ro Về Thời Tiết

Nếu buổi lễ diễn ra ngoài trời, thời tiết có thể ảnh hưởng đến kế hoạch. Do đó, hãy chuẩn bị phương án dự phòng như tổ chức trong nhà hoặc sử dụng bạt che.

Rủi Ro Về Nhân Sự và Thiết Bị

Đảm bảo rằng tất cả nhân sự tham gia đều nắm rõ kịch bản và thiết bị cần thiết đã được kiểm tra trước khi bắt đầu buổi lễ.

 

Cách Bài Trí Mâm Cúng Trong Lễ Động Thổ

Lễ cúng động thổ là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng đối với đất đai và cầu mong cho sự khởi đầu tốt đẹp cho công trình xây dựng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bài trí mâm cúng trong lễ động thổ.

Lễ cúng động thổ là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng đối với đất đai và cầu mong cho sự khởi đầu tốt đẹp cho công trình xây dựng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách bài trí mâm cúng trong lễ động thổ.

1. Chuẩn Bị Các Lễ Vật Cần Thiết

Mâm cúng động thổ thường bao gồm các lễ vật sau:

  • Thịt: Một khổ thịt luộc (thịt heo) và một con gà trống luộc, đầy đủ các bộ phận.
  • Hải sản: 3 con tôm luộc hoặc hấp.
  • Trứng: 3 quả trứng vịt luộc.
  • Xôi: Một dĩa xôi lớn, thường là xôi gấc hoặc xôi trắng.
  • Lễ vật khác: Hương, hoa (thường là hoa tươi), quả (như chuối, táo), trầu cau, rượu, gạo, muối.

Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm các vật phẩm trang trí như vảy vàng mã và vòng mã để tăng phần linh thiêng cho mâm cúng

2. Bài Trí Mâm Cúng

  • Chọn Địa Điểm: Mâm cúng nên được đặt ở vị trí trang trọng, sạch sẽ, thường là nơi dự kiến sẽ xây dựng công trình.
  • Bày Trí Gọn Gàng: Sắp xếp các lễ vật một cách ngăn nắp và đẹp mắt. Thịt, gà, và hải sản nên được đặt ở giữa mâm cúng.
  • Trang Trí Hoa Tươi: Có thể thêm hoa tươi xung quanh mâm cúng để tạo không khí trang trọng và sinh động
  • Đặt Hương và Nến: Đặt hương ở hai bên mâm cúng và thắp lên trước khi bắt đầu nghi lễ. Nến cũng có thể được sử dụng để tạo ánh sáng cho buổi lễ.

3. Thực Hiện Nghi Lễ Cúng

Sau khi đã bày trí xong mâm cúng, gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng động thổ bằng cách:

  • Thắp Hương: Gia chủ thắp hương và khấn vái cầu mong cho đất đai được phù hộ, công trình xây dựng diễn ra thuận lợi.
  • Lời Khấn: Có thể đọc lời khấn truyền thống hoặc tự viết lời khấn phù hợp với tâm tư của mình

4. Dọn Dẹp Sau Lễ Cúng

Sau khi hoàn tất nghi lễ, các lễ vật có thể được đem chia cho mọi người tham dự hoặc giữ lại để sử dụng trong gia đình. Điều này không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn mang lại may mắn cho những người tham gia.

Việc bài trí mâm cúng trong lễ động thổ không chỉ mang tính chất nghi thức mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với đất đai và mong muốn cho sự khởi đầu tốt đẹp của công trình.

 

Bài Văn Khấn Lễ Động Thổ

Lễ động thổ là một nghi thức quan trọng trong văn hóa người Việt, nhằm xin phép các vị thần linh và tổ tiên trước khi bắt đầu xây dựng. Dưới đây là mẫu bài văn khấn lễ động thổ chi tiết và chính xác. Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.Tín chủ (chúng) con là: [Tên của bạn]
Ngụ tại: [Địa chỉ của bạn]
Hôm nay là ngày [Ngày] tháng [Tháng] năm [Năm].Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng:Hôm nay tín chủ con khởi tạo [nêu rõ công việc như xây nhà, cất nóc, làm công trình…] ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc).Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần,
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương,
Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa,
Ngài định phúc Táo quân,
Các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.Cúi xin: giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Chủ thợ được chữ bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, tâm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị tiền chủ hậu chủ và các vị hương linh cô hồn y thảo phụ mộc phảng phất ở trong khu vực này. Xin mời tới đây chiêm ngưỡng tôn thần thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành.Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám. Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! Bài văn khấn này cần được đọc một cách trang trọng và thành tâm để thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự phù hộ từ các vị thần linh trong quá trình khởi công xây dựng.

Video Lễ Động Thổ Tham Khảo ( được thực hiện bởi công ty sự kiện VietSky)

author avatar
Thiên Phong Event Director & Marketing
Thiên Phong, hiện đang đảm nhận vị trí Event Director & Marketing tại Công ty sự kiện VietSky. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, anh đã trực tiếp quản lý và vận hành hàng nghìn sự kiện quy mô lớn, nhiều trong số đó có tham dự của các lãnh đạo cao cấp như Thủ tướng và Chủ tịch nước. Thiên Phong tự hào là một phần nhỏ trong ngành sự kiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ sự kiện tại Việt Nam. Anh không chỉ mang đến những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành tổ chức sự kiện trong nước. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm phong phú và đam mê với nghề đã giúp anh xây dựng được uy tín vững chắc trong cộng đồng sự kiện.