Viết kịch bản cho tổ chức sự kiện lễ khởi công, động thổ dự án đầy đủ, chuyên nghiệp
Viết kịch bản cho tổ chức sự kiện
Kịch bản cho event khác với kịch bản phim và kịch bản gameshow. Viết kịch bản cho event phải có đầu óc tổ chức và hình dung. Một kịch bản tốt là kịch bản bao quát được chương trình một cách đầy đủ và chi tiết. Bắt đầu với công việc lên kế hoạch thì bạn phải làm quen với việc viết kế hoạch và kịch bản chương trình.
Có nhiều loại hình event khác nhau, và với mỗi loại hình event thì có một kịch bản chương trình tương ứng. Một event hội nghị buổi tối sẽ khác với một event cộng đồng vào ban ngày, vì thế, biến đổi kịch bản sao cho phù hợp theo tính chất của chương trình cũng là một kĩ năng của người làm sự kiện.
Mỗi kịch bản cũng nên chia làm 2 loại là kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết, kịch bản tổng quát là để bao quát hết các công việc chung cho một chương trình, kịch bản này dùng cho phía khách hàng để họ tiện quản lý lịch trình sự kiện hoặc các bên cung cấp âm thanh ánh sáng, màn hình máy chiếu nắm bắt nội dung và điều khiển thiết bị cho phù hợp. Một kịch bản chi tiết, hay thường gọi là kịch bản MC, trong đó có kèm lời dẫn MC và phần phân công công việc cho đội ngũ tổ chức sự kiện.
Phải phân ra 2 kịch bản là vì phần kịch bản chi tiết thường chỉ sử dụng cho MC và nội bộ, tránh để các bên không liên quan biết quá nhiều nội dung hoặc kịch bản lọt ra ngoài – đây là vấn đề bảo mật của một số công ty.
Xin giới thiệu một vài loại kịch bản để các bạn tham khảo:
Sự kiện hội nghị khách hàng, giới thiệu sản phẩm, tổng kết cuối năm:
Với kịch bản này, chia theo các nội dung như sau: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết, Âm thanh, Ánh sáng, Ghi chú đối với kịch bản dành cho khách hàng. Âm thanh – ánh sáng, Quay phim chụp hình để họ nắm được khung chương trình. Bổ sung thêm MC Script cho kịch bản MC và Phụ trách đối với team chạy chương trình.
Sự kiện khánh thành, động thổ, khai trương:
Tương tự như hội nghị ở trên nhưng đối với các chương trình tổ chức ban ngày thì bỏ bớt các hạng mục về ánh sáng.
>> Mẫu kịch bản tổ chức lễ khởi công
Sự kiện truyền hình trực tiếp:
Truyền hình trực tiếp thì độ chính xác phải được tính bằng giây, nên ngoài việc phải cực ki chi tiết trong nội dung thì các hạng mục cũng phải được chi tiết trong phần việc của từng người.
Sự kiện dài ngày:
Với sự kiện kéo dài vài ngày, bạn cũng nên có 2 kịch bản, một kịch bản tổng thể và một kịch bản chi tiết. Kịch bản tổng thể bao gồm: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết, Ghi chú để ghi lại những hoạt động chính và diễn giải sơ lược.
Kịch bản này để quản lý các hoạt động chính trong ngày và gửi cho khách hàng để họ có thể nắm được nội dung và theo kịp lịch trình.
Kịch bản chi tiết bao gồm: Số thứ tự, Thời gian, Nội dung, Chi tiết, Phụ trách, Ghi chú, Trạng thái. Kịch bản này dùng trong nội bộ và từng phần có người phụ trách rõ ràng, cũng như trạng thái như thế nào (đã hoàn thành hay chưa) để dễ quản lý tiến độ công việc.
Tùy tính chất mỗi sự kiện mà biến đổi kịch bản cho phù hợp, tuy nhiên, trong kịch bản phải thể hiện được càng chi tiết càng tốt và thời gian phải liên tục, không được ngắt quãng, cân đối sao cho thời lượng chương trình phù hợp, tránh để dư hoặc thiếu thời gian. Viết kịch bảng càng khoa học, cụ thể bao nhiêu thì khi chạy chương trình đỡ phải diễn giải và thiếu sót bấy nhiêu. Bây giờ bạn chỉ việc bám sát chương trình và chạy mà thôi.
- Top các công ty tổ chức sự kiện uy tín tại Kiên Giang
- Dịch vụ tổ chức lễ động thổ giá rẻ tại Hải Phòng
- Tổ chức lễ khai xuân chuyên nghiệp tại Bình Phước | Khai xuân công ty bất động sản Thành Phương
- Dịch vụ tổ chức lễ khánh thành chuyên nghiệp tại Bến Tre
- Các công ty tổ chức sự kiện nổi tiếng ở Đồng Nai