PR là gì? Hướng dẫn cách viết bài PR chuyên nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp đều biết rằng bài PR là gì nhưng khi nói về cách viết bài PR thì không phải ai cũng có thể nắm được các bước cũng như kỹ năng cần có để tự mình hoàn thiện bài viết. PR là công cụ hữu ích có thể giúp doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh của Marketing vậy nên hãy tìm hiểu về nó và cũng như cách viết một bài báo để có thể tận dụng hiệu quả được công dụng của nó.

Bài viết PR là gì?

PR viết tắt của chữ Public Relations khi được dịch sang tiếng Việt sẽ có nghĩa là quan hệ công chúng, vậy nên bạn thường nghe nói là làm PR, điều này có nghĩa là xây dựng hình ảnh của một công ty hay sản phẩm hoặc dịch vụ cho tốt đẹp hơn trong mắt của công chúng.

Vậy còn bài viết PR là gì? Có thể hiểu đơn giản bài viết PR cũng sẽ được xem như một dạng quảng cáo dưới dạng hình thức văn bản. Đây là những bài viết thường được các công ty thuê các dịch vụ bên ngoài để hỗ trợ viết bài hoặc tự chính họ viết (không thường xuyên) để quảng bá về công ty, dịch vụ hay sản phẩm.

Bài viết PR thường sẽ khác biệt hơn các bài blog ở chỗ đây sẽ là những bài viết của bên thứ 3 như báo chí, báo địa phương, dịch vụ viết PR… để đánh giá, nhận xét hay cho ý kiến về công ty và sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó, cũng như đưa ra những thông tin cần thiết đến với người đọc.

Bài viết PR là gì?

Bài viết PR là gì?

Các công thức viết bài PR báo chí

Trong viết PR thường sẽ có 3 công thức cơ bản mà người viết sẽ sử dụng để khiến bài PR trở nên hấp dẫn hơn:

1. Công thức PAS

Đây là một trong những công thức thường được các nhà viết báo PR chuyên nghiệp sử dụng và rất hiệu quả. Trong đó PAS là viết tắt của các từ trong tiếng anh với P là problem (vấn đề), A là agitate (diễn giải) và S là solution (giải pháp), một bài viết PR theo công thức này thường cũng sẽ theo cách trình bày sau:

  • Nêu vấn đề (P): Đầu tiên là bạn sẽ cần nêu lên vấn đề, vấn đề ở đây không nhất thiết phải là các thông tin tiêu cực, nó có thể là bất cứ thông tin nào mà bạn muốn truyền tải. Điều quan trọng là chúng là những tin giật gân hoặc nóng hổi để có thể thu hút sự chú ý của đọc giả.
  • Diễn giải nội dung (A): Tiếp theo bạn sẽ tiếp nhận các thông tin từ nhiều phía khác nhau, như từ các bài báo, bài nghiên cứu, các số liệu hay thông tin từ bên trong công ty… nhằm mục đích phân tích và trình bày nội dung này cũng như chia sẻ về mức độ và tầm quan trọng của vấn đề.
  • Đưa ra giải pháp (S): Cuối cùng sau khi đã đưa ra thông tin về vấn đề của doanh nghiệp đó thì bạn có thể nêu lên các phương pháp khắc phục để giải quyết vấn đề.

2. Công thức 3S

Phương pháp này được đặt tên 3S vì chữ cái đầu tiên của các từ trong tiếng Anh đều được bắt đầu với chữ S, với Star nghĩa là người nổi tiếng hoặc ngôi sao chính của câu chuyện, Story là câu chuyện của ngôi sao đó, và Solution là việc mà nhân vật đó đã làm. Chi tiết về cách trình bày như sau

  • Star: Nhân vật chính ở đây có thể đa dạng là bất cứ ai, từ khách mời, người nổi tiếng, tới CEO, khách hàng hay thậm chí là về sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì mục đích ở đây là để bạn kể câu chuyện nên những gì những được liệt kê ở trên đều sẽ có những câu chuyện của riêng họ hay của riêng nó để có thể làm nổi bật và trở thanh một tâm điểm, ngôi sao trong bài viết
  • Story: Tới đây thì sẽ là câu chuyện mà bạn được nhân vật đó kể và trải lòng, đây có thể là những kinh nghiệm, kiến thức hay quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó tạo ra thông điệp riêng.
  • Solution: Tùy thuộc vào câu chuyện mà đây có thể là những bài học mà nhân vật đó nhận được hoặc giải pháp mà họ đưa ra để giải quyết vấn đề hay là ý tưởng cảm hứng cuối cùng để họ tạo ra sản phẩm/dịch vụ đó và giải pháp cuối cùng là đối tượng khách hàng mà họ bán ra.

Công thức strings

Đây là công thức đơn giản và cũng như khá phổ biến, công thức này thường chủ yếu được dùng để quảng bá giới thiệu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi sử dụng công thức này thì bài viết sẽ thường được trình bày theo dạng “strings” nghĩa là theo một chuỗi liên tiếp gồm liệt kê, cung cấp kiến thức, và tổng hợp giúp người đọc có thể dễ dàng nắm được thông điệp và mục đích của bài viết.

Strings là một trong những dạng bài PR phổ biến

Strings là một trong những dạng bài PR phổ biến

Hướng dẫn viết PR báo chí

Biết cách viết bài PR báo chí là cực kỳ quan trọng cho công ty và doanh nghiệp, PR có nhiều vai trò riêng biệt nhau nhưng ta không thể nào phủ định được độ hiệu quả mà nó mang lại để có thể tiếp cận được với truyền thông nên sau đây sẽ là cách làm PR cho doanh nghiệp hoặc cho những ai muốn học hỏi thêm:

1. Xác định mục đích và chủ đề của bài viết

Thường sẽ có những mục đích khác nhau để viết bài PR và tùy thuộc vào các mục tiêu này mà nội dung bài viết cũng như tông bài và bố cục cũng sẽ khác biệt, chung quy có 3 dạng bài PR chính thường được sử dụng:

  • Để tăng/push sale
  • Để định vị hoặc tăng độ nhận diện lại thương hiệu
  • Để xử lý khủng hoảng

Sau khi xác định được mục đích thì có thể tập trung vào tiêu đề, hãy xác định trọng điểm của bài viết là gì và đặt tên tiêu đề nổi bật.

2. Tiến hành nghiên cứu về nội dung của bài viết trên thị trường, phân tích đối thủ

Sau khi đã có được ý tưởng thì hãy chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan về chủ đề mà mình sắp viết. Điều này sẽ giúp tăng sự đáng tin cậy của bài viết cũng như tránh việc bài viết sẽ đi lệch hướng nội dung. Ngoài ra nếu như là bài viết về sản phẩm hoặc dịch vụ thì bạn cũng nên đã từng trải nghiệm qua để có thể thật sự hiểu rõ về nó. 

Còn về việc phân tích đối thủ, việc này sẽ giúp bạn tránh được sự trùng lặp nếu có trường hợp bài viết về sản phẩm tương tự đã xuất hiện trên thị trường. Cũng như việc tìm hiểu qua các bài viết của họ sẽ giúp bạn tìm ra về các thiếu sót, hạn chế để có thể áp dụng chúng vào bài viết của mình để tránh các lỗi đó.

3. Tìm hiểu về đối tượng truyền thông

Đối tượng truyền thông ở đây sẽ tùy thuộc vào nội dung của bài viết, nếu như đó là bài viết về sản phẩm thì đối tượng sẽ là khách hàng tiềm năm nên vì vậy bạn sẽ cần làm thêm 1 bước nữa là xác định thói quen, hành vi, nhân khẩu học của đối tượng đó để điều chỉnh tông bài viết, câu chữ.

Nếu đó là đối tượng đối tác thì thường bài viết sẽ cần được trau chuốt về câu chữ để tông bài mang thiên hướng trang trọng và chuyên nghiệp. Còn đối với các bài giải quyết khủng hoảng thì thường bạn sẽ hướng tới cả khách hàng và đối tác nên sẽ thật sự cẩn trọng vì lúc này công ty đang trong thế bất lợi.

Ngoài ra thì đối tượng truyền thông cũng sẽ ảnh hưởng tới hình thức bài đăng mà bạn muốn đăng, đó là báo giấy hoặc điện tử

4. Xây dựng thông điệp

Một bài PR thành công sẽ là bài viết mà đọc giả có thể nắm được các thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Để có thể truyền tải thông điệp hiệu quả bạn có thể dựa trên 1 trong 3 công thức PAS, 3S hoặc Strings được nêu ở trên để xây dựng bài viết theo tính logic, mạch lạc phù hợp nhất với nội dung mình muốn gửi tới độc giả.

5. Lập dàn ý và kiểm tra lại

Sau khi đã xác định được các bước trên thì bạn hãy lập dàn ý ghi lên các ý chính, điều này sẽ giúp bạn nắm được mục tiêu chính của bài viết cũng như có thể dễ dàng lập ý tưởng viết bài dựa trên dàn bài đã có sẵn.

Sau khi đã hoàn thành bài viết thì hãy dành thời gian đọc lại bài viết nhiều lần vì sẽ có các trường hợp không tránh khỏi khi viết bài như sai chính tả, lỗi lặp từ, lỗi ngữ pháp… Việc kiểm tra lại sẽ giúp bạn khắc phục được các lỗi này cũng như thể hiện tính chuyên nghiệp trong công việc.

Bài viết PR

Bài viết báo PR trên trang điện tử

Biết được cách viết bài PR chuyên nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp hiệu quả mà còn nâng cao hình ảnh và uy tín trong mắt công chúng. Bằng cách nắm vững các công thức viết bài, và thực hiện quy trình viết bài PR một cách tỉ mỉ bạn có thể tạo ra những bài viết PR ấn tượng và chuyên nghiệp. Hy vọng hướng dẫn trên sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng viết bài PR và tận dụng tối đa công cụ này để đạt được các mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Hoặc nếu không bạn có thể tham khảo các dịch vụ booking báo chí để có thể giúp đỡ trong việc viết bài PR cũng như tiết kiệm được sức lực và thời gian gian cho doanh nghiệp.