Những việc cần chuẩn bị trước khi tổ chức lễ khởi công
Tổ chức lễ khởi công, động thổ là một nghi thức vô cùng quan trọng trong tín ngưỡng dân gian của Việt Nam từ thời ông cha ta đến nay. Việc khởi công là cách để các gia chủ xin phép. Báo cáo đến Thần linh – Thổ địa sử dụng mảnh đất này. Tuy nhiên, bạn đã biết những công tác chuẩn bị cho lễ khởi công, động thổ chưa? Vậy hãy cùng Vietsky qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xin giấy phép tổ chức sự kiện
Đối với những Lễ khởi công – Động thổ lớn cần được thực hiện theo đúng Luật xây dựng, trước hết cần có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền như Bộ xây dựng, Sở văn hóa tỉnh/thành phố, UBND Quận/huyện, CAND,… để đảm bảo chương trình diễn ra nghiêm túc, được thực hiện đúng theo pháp luật và thành công tốt đẹp.
2.Chuẩn bị trước sự kiện
Lên ý tưởng xây dựng kịch bản chi tiết về thời gian, nội dung, người phụ trách.Nội dung kịch bản cần có sự chỉn chu, sáng tạo nhưng luôn đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
+ Danh sách các khách mời tham sự, khách mời VIP,… để xác định được số lượng người tham dự cũng như vai trò của họ trong buổi lễ động thổ.
+ Thiết kế banner, backdrop, backdround, băng dôn,… có nội dung, maket phù hợp với doanh nghiệp và buổi lễ động thổ và thi công trước ngày diễn ra buổi lễ khoảng 2-3 ngày.
+ Lên kế hoạch bố trí vị trí được chọn làm địa điểm động thổ. Đâu là nơi đặt sân khấu, đâu là nơi khách mời ngồi, nơi check in,…
+ In kịch bản nội dung, thiếp mời cho khách mời để họ nắm được tiến trình buổi lễ.
+ Liên hệ với các đơn vị đối tác cung cấp các dịch vụ cần cho sự kiện.
3.Các điểm đáng lưu ý
Lễ Động thổ cần chuẩn bị những vật dụng hoàn toàn khác biệt với các sự kiện khác đó là: hộc đựng cát, xẻng, bao tay, mũ bảo hộ có kèm hoa đỏ để các vị đại biểu thực hiện nghi lễ xúc cát khởi công.
Điểm đặc biệt cần chú ý là theo văn hóa phương Đông thì cần kiêng số 4 và số 7 do chúng đều mang ý nghĩa không tốt. Số 4 có nghĩa là “tử” còn số 7 có nghĩa là “thất”- “mất”.
Dù không có thực tế để chứng minh nhưng các cụ vẫn nói “có kiêng, có lành” nên các doanh nghiệp vẫn rất chú trọng để có một khởi đầu suôn sẻ.
4.Trong ngày sự kiện
A. Setup trang thiết bị:
+ Khu vực ngoài cổng vào: Đa phần các lễ khởi công thường thi công lắp đặt cổng chào bằng hơi, thảm đỏ, biển chỉ dẫn, các phướn được treo dọc 2 bên,… + Khu vực làm lễ: bạn cần chuẩn bị nhà bạt để tránh trường hợp thời tiết xấu có thể xảy ra,cách bày trí sân khấu, backdrop, thảm trải, để hộc cát,… + Dọn dẹp vệ sinh sau khi setup
B. Nội dung chương trình:
+ Tiếp đón khách mời + Biểu diễn văn nghệ + Giới thiệu đại biểu quan trọng tham dự + Chủ đầu tư phát biểu +Tiến hành nghi lễ tổ chức lễ khởi công động thổ
5.Sau lễ khởi công
Sau khi kết thúc lễ khởi công các tư liệu về hình ảnh lễ khởi công sẽ được Vietsky xử lý và gửi lại cho công ty để làm truyền thông tạo dựng hình ảnh cho công ty. Điều đó sẽ là cách phản ánh chân thực nhất năng lực của doanh nghiệp cũng như sức ảnh hưởng lan tỏa cho dự án được thành công tốt đẹp, tạo dấu ấn tên tuổi cho các nhà đầu tư!
Trên đây là các công tác chuẩn bị lễ khởi công cần thiết nhất mà bạn nên biết mà Công ty Tổ chức Sự kiện Vietsky chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn kiến thức trong việc thực hiện lễ khởi công của mình.