Tổ Chức Team Building Với Mục Đích Và Ý Nghĩa Gì?

Tổ chức team building là một sự kiện phổ biến đối với nhiều tổ chức và doanh nghiệp. Vậy tổ chức hoạt động team building với mục đích và ý nghĩa gì? Hãy đồng hành cùng VIETSKY tìm hiểu nội dung thú vị này trong bài viết dưới đây!

Tổ chức team building là hoạt động nhằm cải thiện sự gắn bó và đoàn kết trong công ty. Nhờ vậy, tinh thần đồng đội nâng cao và hiệu quả làm việc cải thiện ngày một tốt hơn. 

Các hoạt động này có thể bao gồm các trò chơi, bài tập, hoặc các khóa học đặc biệt, giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Các thành viên sẽ học cách giải quyết xung đột, chia sẻ ý tưởng, làm việc hiệu quả hơn. Hơn nữa, họ nhận thức được vai trò quan trọng và giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp.

Team building giúp xây dựng mối quan hệ vững chắc. Tạo ra môi trường làm việc tích cực và năng động. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu suất và sự hài lòng của tất cả thành viên trong nhóm.

VIETSKY tổ chức team building chuyên nghiệp
Tổ chức team building chuyên nghiệp

1. Mục đích và ý nghĩa của Team building

1.1. Đối với doanh nghiệp

Team building có nhiều ích lợi và ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp. Mỗi hoạt động team building sẽ mang đến làn gió mới cho tinh thần và sinh khí của doanh nghiệp.

1.1.1. Gắn kết các nhân sự

Team building trao cơ hội để các thành viên gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ và hiểu nhau hơn. Từ đó, phá bỏ rào cản giao tiếp, xây dựng sự tin tưởng và gắn kết lẫn nhau.

Khi tham gia các thử thách chung, các thành viên cần phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả là nhắm đến mục tiêu chung. Điều này giúp họ rèn luyện tinh thần đồng đội, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác trong thời gian tổ chức sự kiện team building. Khi được quan tâm, trân trọng như một phần của tập thể, nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó hơn.

1.1.2. Phát hiện sở trường và năng lực nhân sự

Thông qua team building, ban lãnh đạo có thể quan sát và đánh giá tiềm năng của từng nhân viên. Phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và năng lực tiềm ẩn chưa được bộc lộ.

Từ đó, ban lãnh đạo có thể phân công tùy theo năng lực và sở trường của từng nhân viên. Đồng thời có thể xây dựng các chương trình đào tạo và phát triển phù hợp. Điều này giúp họ nâng cao năng lực và phát triển bản thân. Sau cùng giúp nâng cao hiệu quả công việc và phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân.

1.1.3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Team building là cơ hội để truyền tải và xây dựng thông điệp bền vững về văn hóa doanh nghiệp. Qua hoạt động team building, doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc năng động, sáng tạo và cởi mở.

Nhân viên được khuyến khích chia sẻ ý tưởng, đề xuất giải pháp và học hỏi lẫn nhau. Khi đó, doanh nghiệp sẽ sở hữu một đội ngũ nhân viên đoàn kết, năng động và sáng tạo. Do đó, doanh nghiệp sẽ có được hình ảnh thương hiệu tích cực trong mắt khách hàng và đối tác.

1.1.4. Truyền tải thông điệp về sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Một số trò chơi team building được thiết kế để giúp nhân viên ghi nhớ thông điệp về sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Ví dụ, trò chơi “Truy tìm kho báu”. Trò chơi này giúp nhân viên tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của doanh nghiệp.

Trong khi tổ chức team building, hãy tận dụng các hoạt động và các câu chuyện thành công. Nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về mục tiêu và cách mà họ có thể đóng góp cho công ty. Ngoài ra, lãnh đạo nên chia sẻ về sứ mệnh, giá trị cốt lõi trong hoặc trước khi bắt đầu. Điều này giúp truyền tải thông điệp một cách trực tiếp và hiệu quả.

1.2. Đối với cá nhân

1.2.1. Thư giãn tâm hồn và giải tỏa cảm xúc

Tham gia team building giúp đánh tan căng thẳng, thư giãn tinh thần và nạp lại năng lượng. Thật vậy, khi vận động và giải trí sẽ giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng, lo âu, thay đổi tâm trạng và giúp tinh thần vui vẻ, sảng khoái hơn. 

Hơn nữa, các hoạt động nhóm ngoài trời hoặc các chuyến du lịch có thể là chân trời mới. Giúp khám phá những địa điểm nghỉ dưỡng khác biệt hoàn toàn so với nơi họ sinh sống hàng ngày. Điều này giúp họ thư giãn, tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ và làm giàu thêm kinh nghiệm sống.

1.2.2. Gắn kết đồng nghiệp với nhau

Team building là cơ hội để các cá nhân trong cùng một nhóm gắn kết với nhau. Qua các hoạt động chung, các thành viên có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống. Khi tham gia các thử thách chung, các thành viên cần phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này giúp họ rèn luyện tinh thần đồng đội, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác.

1.2.3. Giúp mỗi cá nhân có cơ hội khám phá bản thân

Khi tham gia team building, mỗi cá nhân sẽ có cơ hội để bộc lộ tiềm năng của mình. Đây là dịp để mọi người cải thiện và nâng cấp kỹ năng cá nhân tốt hơn. Một số hoạt động team building đòi hỏi sự mạo hiểm, thử thách bản thân. Điều này giúp cá nhân vượt qua giới hạn và phát triển bản thân một cách toàn diện. Qua đó, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của bản thân.

1.2.4. Rèn luyện sức khỏe

Tham gia các hoạt động team building mang tính vận động cao là điều nên làm. Một số hoạt động có thể kể đến như dã ngoại, leo núi, đi bộ đường dài,… Tất cả đều giúp tăng cường sức khỏe thể chất, rèn luyện sức bền bỉ trong thời gian dài và sự linh hoạt dẻo dai cho cơ thể. Từ đó, tăng cường sức khỏe, rèn luyện tinh thần kiên trì và kiên nhẫn trong môi trường làm việc.

Sự kiện team building hoành tráng
Sự kiện team building hoành tráng

2. Loại hình Team building được ưa chuộng hiện nay

2.1. Team building trong nhà

Team building trong nhà có thể được nhắc đến với tên gọi khác là Indoor Team building. Đây là hoạt động xây dựng đội ngũ được tổ chức tại các địa điểm trong nhà. Văn phòng công ty, trung tâm hội nghị, nhà hàng,… thường là các địa điểm hàng đầu. Hoạt động này thường được tổ chức khi thời tiết bất lợi hoặc doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí. Team building trong nhà thường diễn ra trong không gian hạn chế, có thể gây nhàm chán. Bởi lẽ nó thường có ít hoạt động vận động hơn so với team building ngoài trời.

Trò chơi indoor team building phổ biến là đuổi hình bắt chữ, pictionary, tam sao thất bản, ai là ai,… Còn có các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh theo chủ đề, làm thiệp chúc mừng, trang trí bánh,…

2.2. Team building ngoài trời 

Outdoor Team building thường được gọi là team building ngoài trời. Đây là hoạt động xây dựng đội ngũ được tổ chức tại các địa điểm ngoài trời. Địa điểm tổ chức sự kiện thường là khu du lịch, resort, bãi biển, công viên,… Hoạt động này thường được tổ chức để gắn kết các thành viên trong nhóm với nhau, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội.

Ưu điểm của team building ngoài trời chính là thường được tổ chức ở không gian rộng rãi. Chính vì vậy, có thể gắn kết với thiên nhiên bằng nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, team building ngoài trời thường tốn chi phí hơn so với team building trong nhà. Điều này là do phải di chuyển đến địa điểm khác và chi phí cho các hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, team building ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Nếu thời tiết xấu có thể ảnh hưởng đến chương trình.

Các trò chơi có thể xem xét khi tổ chức Team building ngoài trời như kéo co, chạy tiếp sức, vượt chướng ngại vật, chèo thuyền kayak,… Đặc biệt, khi tổ chức sự kiện này, có thể kết hợp cùng hoạt động dã ngoại, tình nguyện. Hãy cân nhắc các hoạt động như cắm trại, tham quan, trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, giúp đỡ trẻ em mồ côi,…

3. Cân nhắc địa điểm tổ chức Team building

3.1. Các tiêu chí

Lựa chọn địa điểm tổ chức team building phù hợp là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của chương trình. Doanh nghiệp cần cân nhắc nhiều tiêu chí khác nhau để lựa chọn được địa điểm đáp ứng được mục đích, nhu cầu và ngân sách của team building. Hãy cùng VIETSKY điểm qua một số tiêu chí quan trọng cần ghi nhớ dưới đây.

3.1.1. Mục đích của việc tổ chức sự kiện Team building

Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu đạt được sau khi kết thúc sự kiện team building để lựa chọn địa điểm phù hợp. Ví dụ, nếu mục đích là gắn kết tinh thần đồng đội, có thể chọn địa điểm có thể tổ chức nhiều hoạt động tập thể. Nếu mục đích là rèn luyện thể chất, có thể chọn địa điểm có nhiều hoạt động thể thao ngoài trời. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc sở thích và nhu cầu của các thành viên tham gia team building để lựa chọn địa điểm phù hợp với đa số mọi người.

3.1.2. Loại hình hoạt động Team building

Một tiêu chí không thể không nhắc đến chính là xác định loại hình hoạt động team building muốn tổ chức là trong nhà hay vận động ngoài trời để lựa chọn địa điểm phù hợp. Ví dụ, nếu tổ chức các hoạt động thể thao ngoài trời, cần chọn địa điểm có không gian rộng rãi, thoáng mát. Đảm bảo địa điểm có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động team building được tổ chức.

3.1.3. Vị trí và giao thông

Lựa chọn địa điểm có vị trí thuận lợi, dễ dàng di chuyển cho các thành viên tham gia team building. Cân nhắc thời gian di chuyển từ văn phòng công ty đến địa điểm tổ chức để đảm bảo không ảnh hưởng đến thời gian và lịch trình của chương trình. Đảm bảo địa điểm có chỗ đậu xe rộng rãi cho các phương tiện cá nhân của các thành viên tham gia team building.

3.1.4. Chi phí

Xác định ngân sách cho Team building và lựa chọn địa điểm có mức giá phù hợp. Cân nhắc các khoản chi phí khác như: chi phí ăn uống, chi phí lưu trú, chi phí thuê trang thiết bị,…

3.1.5. An toàn và sức khỏe

Lựa chọn địa điểm tổ chức cần đảm bảo an toàn cho các thành viên tham gia, cũng như xem xét trước các yếu tố về thời tiết, môi trường và điều kiện an ninh tại địa điểm tổ chức. Chuẩn bị các biện pháp y tế dự phòng để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên tham gia team building.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số tiêu chí khác như sức chứa của địa điểm, chất lượng công ty tổ chức sự kiện team building, uy tín của nhà cung cấp dịch vụ,…

3.2. Một số địa điểm tổ chức Team building

3.2.1. Đà Lạt

Đà Lạt là địa danh nổi tiếng với tên gọi mỹ miều – “thành phố ngàn hoa”, nơi đây khí hậu ôn hòa, cảnh quan quanh năm luôn tươi mới và mát mẻ. Đà Lạt sở hữu cảnh quan thiên nhiên thơ mộng với nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình Yêu, Thiền viện Trúc Lâm,… Các hoạt động Team building tại Đà Lạt thường được tổ chức kết hợp với tham quan các địa điểm này. Một số hoạt động Team building phổ biến tại Đà Lạt như leo núi, thăm quan hồ, du ngoạn trên đèo, hay tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời như trekking sẽ giúp tăng cường sự đoàn kết và giao tiếp trong nhóm.

3.2.2. Vũng Tàu

Vũng Tàu nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh, thuận tiện cho việc di chuyển bằng nhiều phương tiện giao thông khác nhau. Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp với bờ cát trắng mịn, nước biển trong xanh. Đây là địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động Team building trên biển như tắm biển, chơi các trò chơi thể thao dưới nước,… Không gian rộng rãi và tiện nghi của các resort tại đây cũng giúp cho việc tổ chức sự kiện trở nên thuận lợi hơn.

3.2.3. Nha Trang

“Thành phố biển” là tên gọi thân thương dành cho Nha Trang. Với những bãi biển đẹp nhất Việt Nam, bãi biển Nha Trang đã vang danh nức tiếng không chỉ với người dân trong nước mà còn đối với bạn bè quốc tế. Ở Nha Trang có nhiều hoạt động vui chơi giải trí như lặn biển ngắm san hô, khu du lịch Vinpearl Land, tham quan tháp Chàm,… Khi đến Nha Trang, không thể bỏ lỡ những của ngon vật lạ của nền ẩm thực mê đắm lòng người với các món ăn đặc sản như nem nướng Ninh Hòa, bánh xèo, bún chả cá,… Nổi bật ở Nha Trang còn có dịch vụ du lịch phát triển với nhiều khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp.

3.2.4. Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố hiện đại với nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Cầu Rồng, Cầu Vàng, Bà Nà Hills,… Khung cảnh cuộc sống năng động của Đà Nẵng sẽ mang đến cho các thành viên tham gia Team building những trải nghiệm mới mẻ và thú vị. Đà Nẵng cũng có nhiều bãi biển đẹp như Mỹ Khê, Non Nước, Lăng Cô,… Sau khi ghé đến các địa danh thông qua các hoạt động như tham quan Ngũ Hành Sơn, đi Bà Nà Hills, mọi người có thể tổ chức các hoạt động vui chơi trên biển như tắm biển, lướt ván, chèo thuyền kayak,… sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần và tăng cường sức khỏe cho các thành viên tham gia Team building.